Hai bông hướng dương

Bộ tranh Hoa hướng dương là tác phẩm nổi tiếng của Van Gogh, nhưng những bức tĩnh vật vẽ ở Pari với cùng một chủ thể, dù mang bề dày nghệ thuật và sức biểu cảm sâu sắc, cũng chưa được biết đến nhiều như những bức vẽ ở Arles. Trong các tác phẩm này, sau khi thử nghiệm ngôn ngữ định hình mới, Van Gogh đã thể hiện sự tinh thông trong hội hoạ và làm chủ kỹ thuật với việc sử dụng những kiến thức đã chiêm nghiệm để đạt tới những thành tựu cá nhân về màu sắc và lối biểu đạt một cách ung dung.

Trên tấm vải vẽ New York, Vincent dựng hình ảnh hai bông hướng dương bị cắt, một bông sấp, một bông ngửa, chìm trên nền xanh da trời và xanh lam. Tác phẩm gợi nhớ bức tĩnh vật Đôi giày, một chiếc nằm sấp vẽ ở Baltimore, tập trung vào sự bất đồng điệu và miêu tả tỉ mỉ những cánh hoa. Đó là tư duy tượng hình đến từ những bản in của Nhật mà Van Gogh sưu tầm vì lòng say mê những gam màu biểu cảm không biên giới: “Nghệ thuật Nhật Bản bị suy tàn ngay trên nước họ, nhưng lại là những nhánh rễ mới cho những nghệ sỹ ấn tượng của Pháp. Ảnh hưởng này đến các nghệ sỹ khiến anh quan tâm nhiều hơn là sự rập khuôn theo kiểu Nhật” (trích thư gửi em trai Theo).

Cuối hè 1887
Sơn dầu, 43 x 61 cm
New York, Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan

Luna (biên dịch)
Nguồn: Grandi Monografie

Related ART